Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một Sức khỏe (Trung tâm OHP) đã sẵn sàng để nghiên cứu các ổ dịch cúm gia cầm trên các đàn gia cầm mà họ nghiên cứu ở Châu Á sau khi phát hiện cả vi rút cúm gia cầm độc lực thấp và vi rút cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) mới ở các loài chim hoang dã và gia cầm ở Châu Âu và Trung Á.

Những vi-rút cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) này đã gây ra những ổ dịch đáng kể trên gia cầm và chim hoang. Tuy nhiên, cho đến nay, vi rút cúm thuộc nhóm H5 2.3.4.4b này không liên quan đến các lây nhiễm từ động vật sang người (lây truyền cho người hoặc cho động vật khác).

Tiến sĩ Christine Middlemiss, Cố vấn trưởng về Thú y ở Vương quốc Anh và cũng là Chủ tịch ban Cố vấn của dự án “Trung tâm OHP”, cho biết các ổ dịch bùng phát đã chứng minh tầm quan trọng của các nghiên cứu trong Trung tâm OHP. Bà chia sẻ:

Sau một số ca bệnh đã xác nhận nhiễm cúm gia cầm ở Vương quốc Anh và ở Châu Âu, chúng tôi đã nâng mức độ nguy cơ nhiễm cúm của các loại chim di cư vào Vương quốc Anh lên mức cao. Chúng tôi cũng đã nâng mức độ nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào các trang trại gia cầm ở Vương quốc Anh lên mức trung bình.

 

Chúng tôi cũng đã làm việc với các cơ quan có thẩm quyền [ở Vương quốc Anh] để thiết lập Khu vực Phòng chống Cúm Gia cầm trên toàn quốc nhằm đảm bảo rằng chúng tôi có thể loại bỏ các ổ dịch một cách nhanh nhất. Điều quan trọng hơn bao giờ hết là những người chăn nuôi gia cầm phải đảm bảo rằng họ đang làm tất cả những gì có thể để tăng cường và bảo đảm an toàn sinh học tại các trang trại nhằm ngăn chặn sự bùng phát các ổ dịch.

 

Những ổ dịch này chứng tỏ tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiên cứu và giám sát vi rút cúm gia cầm để ngăn chặn những ổ dịch mới và bảo vệ đàn gia cầm trên toàn cầu.

 

Các đối tác của Trung tâm OHP ở các phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc tế OIE / FAO và ở phòng thí nghiệm tại Trường Thú y Hoàng gia (RVC), Vương Quốc Anh đã nghiên cứu các loại vi rút mới xuất hiện ở cả Châu Âu và ở các nước Trung Đông và Trung Á.

Giáo sư Nicola Lewis, chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm OHP, cũng là Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc tế OIE / FAO về cúm gia cầm, cúm lợn và bệnh Newcastle tại cơ quan sức khỏe động thực vật (APHA), cho biết:

Vi rút độc lực cao H5N8 đã lưu hành mà không được phát hiện ở chim kể từ năm 2019. Sau khi được phát hiện lần đầu tiên ở Iraq vào tháng 5 năm 2020, nó đã nhanh chóng lây lan sang gia cầm ở Liên bang Nga và Kazakhstan, và hiện nay vi rút này đã được phát hiện ở cả chim hoang dã và gia cầm ở nhiều quốc gia châu Âu.

 

Sự xuất hiện của một biến thể mới khác của vi rút H5N8 – biến thể mới thứ ba của các vi rút H5 này mà các nước Âu Á đã phát hiện kể từ năm 2014/2015 – nhắc nhở chúng ta rằng không chỉ có SARS-Cov2 (gây ra COVID-19), cúm gia cầm vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả sức khỏe gia cầm và an ninh lương thực ở nhiều quốc gia và cho thấy sự cần thiết phải giám sát liên tục và hiệu quả các đàn gia cầm trên toàn thế giới.

Các chuyên gia nghiên cứu khác của Trung tâm OHP cũng tham gia vào các hoạt động giám sát là Giáo sư Ian Brown và Tiến sĩ Ash Banyard.

Các nghiên cứu về cúm gia cầm vẫn tiếp tục được tiến hành tại Trung tâm OHP. Tại Bangladesh, tiến sĩ Mohammed Samad từ Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Bangladesh lãnh đạo các phòng thí nghiệm tham chiếu quốc gia về cúm gia cầm. Tại Việt Nam, Cục Thú y đang triển khai các hoạt động giám sát gia cầm cấp quốc gia, và nhóm nghiên cứu về vi rút của Viện Thú y Quốc gia do Tiến sĩ Bùi Nghĩa Vượng điều hành đã và đang tham gia nhiều nghiên cứu giám sát cúm gia cầm.

Nhóm nghiên cứu tại Viện Pirbright ở Vương quốc Anh, dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Munir Iqbal, đang nghiên cứu sự biến đổi kháng nguyên và khả năng liên kết với các thụ thể của gia cầm và của động vật có vú để phân tích sự biến đổi kháng nguyên của vi rút cúm và đánh giá tiềm năng lây nhiễm từ động vật sang người. Ấn phẩm mới nhất của nhóm là bài báo “Đột biến hấp phụ và glycosyl hóa liên kết N làm thay đổi tính kháng nguyên và khả năng thích ứng của vi rút cúm” đăng trên tạp chí Emerging Microbes & Infections.

DOWNLOAD OFFLU'S LATEST REPORT ON AI IN KAZHAKTAN