Một bài báo về Một sức khỏe được xuất bản mới đây đã miêu tả về phương thức hợp tác đa ngành giữa các nhóm nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau.

Tiếp cận các bên liên quan và cùng phối hợp để xây dựng các biện pháp quản lý kháng sinh là mục tiêu trọng tâm của dự án Quản lý kháng sinh Một Sức Khỏe trong Xã hội (OASIS). Dự án bắt đầu với Nghiên cứu ban đầu để tìm hiểu về cách phân phối thuốc kháng sinh tại các vùng nông thôn ở Tây Bengal. Tiếp đó, cùng với sự phối hợp của các bên liên quan, các kết quả này được sử dụng để xác định các biện pháp can thiệp và quản lý kháng sinh cho cả người và vật nuôi. Cũng như Trung tâm Nghiên cứu Gia Cầm Một Sức Khỏe, OASIS đã áp dụng cách tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu và cùng với nhóm nghiên cứu thiết kế các biện pháp can thiệp.

Dự án của chúng tôi vừa có sự phối hợp giữa một số cơ quan nghiên cứu của Vương quốc Anh và Ấn Độ, đồng thời tập hợp các nhà khoa học từ các lĩnh vực thú y, kinh tế nông nghiệp, khoa học xã hội, vi sinh, và y tế. Nhóm hợp tác đa ngành này cùng tham gia thiết kế nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu, viết bài, và phổ biến các kết quả nghiên cứu.

chickens in a cage, outdoors
Gia cầm thả vườn. Hình ảnh: Mat Hennessey

Thật may mắn, các nghiên cứu thực địa của dự án đã được triển khai trước đại dịch COVID-19. Các nhà khoa học Vương quốc Anh đã đến Tây Bengal và cùng với nhóm nghiên cứu địa phương lập kế hoạch cho các hoạt động thu thập dữ liệu. Những buổi phỏng vấn người bán thuốc kháng sinh, các công ty dược phẩm, người bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cũng như người dân địa phương (bao gồm cả các hộ chăn nuôi gia súc) có sử dụng kháng sinh, đã được tiến hành.

Kháng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh là ví dụ điển hình của vấn đề Một sức khỏe. Thuốc kháng sinh được sử dụng trên toàn cầu để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng cho cả người và động vật. Kết quả không mong muốn khi sử dụng kháng sinh là hiện tượng kháng kháng sinh (vi khuẩn có thể sống sót sau điều trị bằng kháng sinh).

rows of drugs on shelves.
Thuốc thú y tại một cửa hàng bán thuốc thú y. Hình ảnh: Mat Hennessey

Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc xác định và tìm hiểu tình trạng sử dụng chéo kháng sinh, nghĩa là sử dụng kháng sinh của người cho động vật và ngược lại. Dự án đã sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị, một cách tiếp cận trong kinh tế, để hiểu rõ sự phân phối kháng sinh và những yếu tố tác động đến hệ thống và có ảnh hưởng đến việc quản lí kháng sinh.

Chúng tôi đang trong giai đoạn phân tích dữ liệu thực địa thì đại dịch COVID-19 ập đến và kế hoạch cho cuộc họp trực tiếp với các bên liên quan đã phải thay đổi.  Những buổi gặp gỡ này được dự định như là cơ hội lý tưởng để chia sẻ những kết quả ban đầu với những người quan tâm đến hệ thống mà chúng tôi đang nghiên cứu. Việc gặp mặt trực tiếp cũng sẽ tạo cơ hội cho những thảo luận sâu hơn về nội dung của hội thảo.

Cuộc họp này và các cuộc họp tiếp theo với các bên liên quan đã phải tổ chức trực tuyến – và hình thức họp này cũng rất hiệu quả đối với cả chúng tôi và các bên liên quan. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiếp tục họp trực tuyến ngay cả khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Nhóm dự án đã tổ chức các buổi Hội thảo tham vấn trực tuyến  với các bên liên quan trong hệ thống y tế, bao gồm các bác sĩ, nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành dược phẩm, các sở y tế và quản lý, học giả, nhà khoa học, nhân viên y tế, và cán bộ thú y.

Để các cuộc họp trực tuyến có tính tương tác, chúng tôi đã sử dụng phần mềm ghi bảng kỹ thuật số và phòng họp nhóm để thu thập thông tin đầu vào từ các bên liên quan trước khi sử dụng hệ thống bỏ phiếu trực tuyến để lựa chọn các phương án tối ưu. Họp trực tuyến giúp chúng tôi mời được các bên liên quan tham dự họp ngay cả khi họ không thể di chuyển đến nơi tổ chức họp trực tiếp.

Lợi ích của họp trực tuyến

Chúng tôi cũng đã điều chỉnh các hoạt động của dự án khi bắt đầu đại dịch và tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến về tác động của dịch COVID-19. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiếp cận hơn 1000 cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính thức và không chính thức trên khắp sáu bang của Ấn Độ để hỏi về những thay đổi đối với việc sử dụng kháng sinh trong đại dịch.

Tương tự như vậy, nhóm nghiên cứu của dự án hiện nay thường xuyên họp trực tuyến, điều mà chúng tôi không làm nhiều trước đại dịch. Điều này cho phép tất cả cán bộ nghiên cứu của dự án – từ các ngành, tổ chức và quốc gia khác nhau – tham gia vào quá trình thu thập và phân tích dữ liệu.

Một số kết quả nghiên cứu của chúng tôi – được xuất bản trong ‘Bản đồ dược phẩm: Sự phức tạp của việc cung cấp kháng sinh cho vật nuôi ở Tây Bengal, Ấn Độ’ và cả trong “Nếu nó hoạt động ở người, tại sao động vật lại không?”–  đã cho thấy các cơ sở cung cấp dịch vụ thú y tại các điểm nghiên cứu có sử dụng kháng sinh của người cho vật nuôi, tuy nhiên thuốc kháng sinh sử dụng cho động vật không được sử dụng cho người do tác dụng phụ của chúng.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong cả lĩnh vực thú y và nhân y đều đã từng cung cấp thuốc kháng sinh cho vật nuôi và thường xuyên thông qua các con đường không chính thống, tức là không được luật pháp cho phép theo qui định về kiểm soát sử dụng kháng sinh. Ví dụ về con đường không chính thống này bao gồm mua thuốc kháng sinh không cần đơn ở các cửa hàng thuốc thú y và nhân y và mua thuốc kháng sinh từ các cửa hàng chuyên về gia cầm (cửa hàng bán con giống, thức ăn và thuốc thú y cho gia cầm).

Quản lý thuốc kháng sinh

Một phát hiện quan trọng khác là nhiều cửa hàng bán thuốc kháng sinh, đặc biệt là những cửa hàng thuốc thú y, không đăng kí, thiếu nhận thức và ít được tiếp cận với các hướng dẫn về quản lí và sử dụng kháng sinh.

Do đó, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã làm việc với các bên liên quan để đưa ra các hướng dẫn về một số bệnh thường xảy ra ở động vật. Hy vọng rằng những hướng dẫn phù hợp với bối cảnh địa phương này sẽ được cung cấp cho tất cả những người kê đơn thuốc kháng sinh để thúc đẩy việc sử dụng kháng sinh hợp lí. Trước tiên, các dự thảo hướng dẫn ở cấp độ chăm sóc ban đầu cho năm bệnh phổ biến được xây dựng, sau đó sẽ được thông qua một hội đồng gồm các chuyên gia về bệnh và được thử nghiệm tại thực địa.

Đại dịch đã đẩy nhiều tương tác xã hội của nhóm nghiên cứu lên không gian mạng, buộc chúng tôi phải sử dụng những công nghệ mà trước đây chúng tôi đã tránh không sử dụng. Bây giờ, khi đã quay trở lại trạng thái bình thường mới, cách mà chúng tôi tích hợp công nghệ trực tuyến vào các dự án nghiên cứu để tối đa hóa mức độ tương tác – cả với các nhóm nghiên cứu và với đối tượng nghiên cứu- đã rất hữu ích.

  • Các thành viên dự án OASIS: Indranil Samanta, Priya Balasubramaniam, Anagha Pradeep, John-Christophe Arnold và Meenakshi Gautham cũng đóng góp cho blog này.