Thực hành kinh doanh gia cầm được xác định có nguy cơ mắc cúm gia cầm
Published on 08/01/2020
Giel Ton
View this page in:
EnglishCác nhà khoa học của Hub đã công bố nghiên cứu cho thấy việc lây truyền virut cúm gia cầm ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cấu trúc mạng lưới buôn bán gia cầm sống.
Nghiên cứu của họ được thực hiện trong một dự án của chương trình nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi và các bệnh lây truyền qua động vật mới nổi (ZELS) và chương trình này sẽ được tiếp tục trong Trung tâm Gia cầm Một Sức Khỏe. Nghiên cứu xác định các nhóm thực hành kinh doanh gia cầm có ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm bệnh ở gà.
Kết quả của nghiên cứu như vậy là cơ sở để xây dựng các chiến lược tiêm phòng cho gia cầm.
Bài báo, “Hành vi buôn bán gia cầm ở các chợ gia sống Việt Nam là yếu tố nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm ở gà”, đã được xuất bản trên tạp trí các Bệnh truyền nhiễm và mới nổi. Bài báo này cũng cho thấy ảnh hưởng của người bán trong mạng lưới buôn bán gia cầm đến tỷ lệ nhiễm bệnh cúm gia cầm. Những con gà mà các người bán lẻ mua từ người trung gian có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn so với những con gà được mua trực tiếp từ các trang trại lớn.
Buôn bán gà qua người trung gian có thể dẫn đến một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm do xu hướng di chuyển giữa các chợ gia cầm sống và ghép các đàn gia cầm với nhau. Tương tự như vậy, gia cầm tại các nhà bán lẻ có thể có tỷ lệ nhiễm cúm gia cầm cao hơn vì họ có thể mua gia cầm đã qua tay nhiềungười trung gian, tăng thời gian gia cầm tồn tại trong mạng lưới buôn bán và tạo điều kiện cho sự pha trộn gia cầm từ các nguồn khác nhau.
Nghiên cứu của ZELS cũng xác định vi-rút phân lập ở cùng một chợ giống nhau nhau về mặt di truyền so với các vi rút từ các chợ hoặc các tỉnh khác. Nghiên cứu này cũng đã xác định được hai chủng cúm (H5N6 và H9N2) lưu hành ở các chợ được lấy mẫu. Sự đồng thời lưu hành các chủng cúm tại các chợ gia cầm sống tạo nhiều cơ hội hơn cho các chủng đồng thời lây nhiễm trên cùng một con gia cầm và có sự trao đổi gen. Sự trao đổi vật chất di truyền như vậy có thể tạo ra một chủng vi rút cúm có khả năng lây nhiễm cho người.
Đồng tác giả của bài báo, giáo sư Munir Iqbal, trưởng nhóm nghiên cứu Cúm gia cầm tại Pirbright và là một chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm Gia cầm Một Sức Khỏe, cho biết: Chợ gia cầm sống có thể cho phép các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao (H5), gây bệnh nghiêm trọng cho gia cầm kết hợp với các chủng được chứng minh là có tiềm năng lây nhiễm cho con người, như H9N2.
Vì vậy, “điều quan trọng đối với chúng tôi là xác định các yếu tố trong các chợ gia cầm sống làm tăng khả năng kết hợp giữa các chủng vi rút và nghiên cứu của chúng tôi cũng cho phép xác định các nhóm nguy cơ cao có khả năng kéo dài sự lây lan của cúm gia cầm.”
Hiểu biết về sự biến động và các phương thức buôn bán tại các chợ gia cầm sống ở Việt Nam có thể hỗ trợ xây dựng các chiến lược tiêm phòng trong khi dịch bệnh bùng phát. Vắc xin tiêm phòng cho các chủng H5 được coi như là một phần của các biện pháp đối phó với dịch bệnh và việc định kì sử dụng vắc-xin H5 được áp dụng phổ biến ở một số trang trại chăn nuôi thương mại.
Tuy nhiên, các nhóm nguy cơ cao được xác định trong nghiên cứu này cũng được tập trung cho một số điểm, đặc biệt là các trang trại có gắn kết với các mạng lưới buôn bán có nguy cơ cao. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự đồng thời lưu hành của các chủng vi rút cúm và giảm nguy cơ đột biến làm tăng độc lực và làm lây truyền cho người.
Một đồng tác giả khác của bài báo, Tiến sĩ Guillaume Fournié trường Thú Y Hoàng Gia Anh, cũng là một thành viên trong Trung tâm Gia cầm Một Sức khỏe, với vai trò quan trọng là Điều phối viên Nghiên cứu.
Các đồng tác giả khác đến từ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia, Cục thú y Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford (OUCRU) tại Việt Nam.