Phát hiện dấu hiệu di truyền mới giúp định hướng giám sát cúm gia cầm
Published on 13/01/2021
Christin Hume/Unsplash
View this page in:
EnglishCác đối tác của Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe đã xác định các dấu hiệu di truyền trên vi rút cúm gia cầm (‘cúm gia cầm’) có thể giúp vi rút này vượt qua rào cản của giống loài và gây bệnh cho con người.
Các nhà nghiên cứu: Professor Munir Iqbal và Dr Joshua Sealy, của Viện Pirbright, đã làm việc với các nhà khoa học tại Đại học Hoàng Gia Luân Đôn (Imperial College London), Đại học Glasgow và Viện Francis Crick, Luân Đôn, để tìm ra sự ảnh hưởng của các đặc điểm di truyền của virus cúm gia cầm H9N2 đến khả năng xâm nhập vào các tế bào của gia cầm hay của người.
Bài báo mô tả chi tiết những phát hiện của họ có tên:’Các yếu tố di truyền quyết định sở thích liên kết thụ thể và tiềm năng lây bệnh từ động vật sang người của vi rút cúm gia cầm H9N2′. Bài báo được đăng trên Tạp chí Vi-rút học.
Nghiên cứu xác định các đặc điểm di truyền làm thay đổi một protein quan trọng của vi rút H9N2, được gọi là haemagglutinin, giúp virut dễ dàng nhận ra và liên kết với các thụ thể tế bào khác nhau. Đây là bước đầu tiên của quá trình lây nhiễm của vi rút. Nhìn chung vi rút cúm gia cầm không có khả năng liên kết hiệu quả với các thụ thể tế bào của con người và đây là lý do chính khiến chúng không vượt qua rào cản của giống loài và lây nhiễm cho con người.
Tuy nhiên, do các trường hợp nhiễm H9N2 ở người được phát hiện gần như hàng tháng kể từ năm 2015, điều đó cho thấy có khả năng những vi rút này đã tiến hóa và có thể nhắm mục tiêu hiệu quả vào các thụ thể tế bào ở người.
Phát hiện mới nhất này cho thấy các đặc tính của haemagglutinin ở các chủng H9N2 hiện hành cho phép chúng liên kết một cách hiệu quả với các thụ thể tế bào của con người. Các đặc tính này bao gồm những khác biệt nhỏ về gen cũng như cấu trúc tổng thể và điện tích của haemagglutinin. Những phát hiện này giúp định hướng cho hoạt động giám sát cúm gia cầm trong tương lai thông qua cung cấp các dấu hiệu di truyền cho thấy sự xuất hiện của các loại vi rút có tiềm năng lây truyền sang người.
Đã có hơn 60 ca bệnh trên người được ghi nhận nhiễm vi rút cúm H9N2 trong năm 2020, tất cả đều ở các quốc gia có vi rút cúm lưu hành. Tuy nhiên, những vi rút này chưa thích nghi để lây lan từ người sang người một cách hiệu quả. Đây là nhân tố mấu chốt để vi rút có tiềm năng gây ra một đại dịch.
Giáo sư Iqbal và nhóm cộng sự của ông tại Viện Pirbright đã từng mô tả các vi rút H9N2 có biểu hiện ưa thích đối với các thụ thể tế bào giống như ở người.
Giáo sư Iqbal chia sẻ:
Hiểu thêm về các đặc điểm làm tăng khả năng tấn công và lây nhiễm cho con người của vi rút H9N2 giúp xác định các vi rút có thể gây ra mối đe dọa trong tương lai. Nghiên cứu các loại virus có những đặc điểm này giúp chúng ta có thể chuẩn bị trong trường hợp một số vi rút tiến hóa để lây truyền giữa người với người hơn là sự lây truyền từ gia cầm sang người.