Giáo sư Fiona Tomley, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe, đã viết thư cho Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Anh, Bộ trưởng phụ trách khu vực Nam Á và Khối thịnh vượng chung và các chức sắc khác về việc cắt giảm kinh phí của các dự án nghiên cứu quốc tế về đổi mới sáng tạo và phát triển.

Trong bức thư gửi Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel (ảnh trên), Giáo sư Tomley chia sẻ: “Bạn sẽ nhận thấy rằng nhu cầu về thịt và trứng gà đang gia tăng và thách thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này theo cách an toàn và bền vững có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Sản lượng gia cầm tăng gấp đôi trên toàn cầu trong 20 năm qua, là do sự thúc đẩy của việc gia tăng dân số và đô thị hóa.”

Giáo sư cho biết: “Ngành chăn nuôi gia cầm dễ bị ảnh hưởng bởi các loại vi rút có độc lực cao và bởi vì các loài chim hoang dã không có biên giới, việc kiểm soát dịch bệnh bên ngoài Vương quốc Anh là điều cần thiết để duy trì sản xuất trong nước. Đó là… ưu tiên của Chính phủ Anh để dự đoán những rủi ro về sức khỏe do các bệnh có khả năng trở thành đại dịch và để bảo vệ ngành công nghiệp thực phẩm của Vương quốc Anh và bảo vệ công đồng.”

Giáo sư cũng chia sẻ thêm về các chương trình xây dựng năng lực nghiên cứu và xây dựng quan hệ đối tác đáng tin cậy của Hub: “Hợp tác nghiên cứu ở Nam và Đông Nam Á đảm bảo rằng khu vực này cùng tham gia với chúng tôi trong việc tạo ra một thế giới an toàn hơn, đảm bảo an ninh lương thực và duy trì ảnh hưởng địa lý chính trị của Vương quốc Anh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”

Bà Patel dự kiến sẽ đến thăm đối tác của Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe là Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ sinh học Gujarat trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ vào tháng tới.

Đầu tháng này, nhà tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe, Hội đồng Nghiên cứu Đổi mới sáng tạo Vương quốc Anh (UKRI) đã xác nhận việc cắt giảm phần lớn ngân sách phân bổ cho hỗ trợ phát triển ở các nước đang phát triển (ODA) từ Chính phủ Anh. Đây là kết quả của quyết định vào cuối năm ngoái của Vương quốc Anh nhằm giảm viện trợ từ 0,7% xuống 0,5% tổng thu nhập quốc dân. Việc cắt giảm kinh phí cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo làm thiếu hụt 120 triệu bảng tiền tài trợ từ các cam kết tài trợ cho các dự án như dự án của chúng tôi thông qua Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF) hoặc Quỹ Newton.

Bức thư của Giáo sư Tomley gửi cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách Khối thịnh vượng chung và Phát triển (FCDO), Lord Ahmad nêu rõ:

Đề xuất cắt giảm tài trợ cho GCRF có thể gây nguy hiểm cho các mục tiêu nghiên cứu nhằm đồng thời duy trì an ninh lương thực toàn cầu và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật sang người.

 

Với vai trò là Bộ trưởng phụ trách khu vực Nam Á và Khối thịnh vượng chung, chúng tôi kêu gọi bà thay mặt chúng tôi vận động để đảm bảo rằng các chương trình nghiên cứu thiết yếu như dự án của chúng tôi được duy trì.

Giáo sư Tomley cũng đã viết thư cho cán bộ tại các văn phòng FCDO ở Nam và Đông Nam Á, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ cho công việc nghiên cứu của Hub từ các nghị sĩ khác của Vương quốc Anh, bao gồm Giáo sư Lord Trees, cựu chủ tịch trường Đại học Thú y Hoàng gia Anh và là người bảo hộ Phương pháp tiếp cận Một sức khỏe.

Trong một bài báo có tiêu đề ‘ Bình luận của chuyên gia Sage về việc cắt giảm đáng kể viện trợ cho nước ngoài của Vương quốc Anh có nguy cơ gây ra đại dịch trong tương lai ‘ đăng trên báo Người quan sát, Giáo sư Tomley chia sẻ: “Không quan trọng bạn sống ở một ngôi làng nhỏ ở Norfolk hay ở ngoại ô Dhaka. Nếu một loại vi rút bắt đầu xuất hiện và phát tán, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người… Mức độ liên quan của các nghiên cứu về chúng dường như rất rõ ràng đối với chúng ta. Tôi nghĩ rằng nó có lẽ khá quan trọng đối với bất kỳ ai nghĩ về nó. ”

Các thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe ở Vương quốc Anh cũng đã ký các lá thư phản đối việc cắt giảm và thực hiện công việc vận động cá nhân trong nỗ lực đảm bảo công việc nghiên cứu của Hub có thể tiếp tục theo kế hoạch.