Một sức khỏe trong thời đại Covid 19 và biến đổi khí hậu
Published on 08/11/2021
Stenbocki Maja/flickr
View this page in:
EnglishKhi các nhà lãnh đạo toàn cầu tham dự COP26, điều phối viên chương trình tọa đàm của Hub về lộ trình Một sức khỏe đã thảo luận về cách mà ngành chăn nuôi có thể đóng góp cho giải pháp về một hành tinh khỏe mạnh.
Đối với nhiều người trong chúng ta, Một sức khỏe đã đi vào vốn từ vựng trong suốt thời gian xảy ra đại dịch Cúm gia cầm độc lực cao H5N1 trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này. Khi thế giới nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của H5N1, mô hình Một sức khỏe đã được sử dụng rộng rãi để nhấn mạnh các bệnh lây truyền từ động vật (bệnh có thể truyền từ động vật sang người và ngược lại) và vai trò của động vật đối với nguồn gốc dịch bệnh và sự lây truyền của chúng.
Biểu đồ Một sức khỏe với ba vòng tròn giao nhau thường được sử dụng để biểu thị sức khỏe con người, động vật và môi trường. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sự nhấn mạnh chỉ giới hạn ở việc truyền bệnh từ vật nuôi và động vật hoang dã sống trong “môi trường” sang người.
Khi bước sang thế kỷ 21, ngày càng cho thấy rõ ràng rằng các bệnh mới nổi có nguồn gốc từ động vật không phải là vấn đề duy nhất mà chúng ta phải đối mặt. Tác động của con người đến môi trường cũng dẫn đến các mối đe dọa thường xuyên và nghiêm trọng hơn như các hiện tượng thời tiết cực đoan, sự mất dần đa dạng sinh học, nạn phá rừng và hoang hóa đất.
Thâm canh nông nghiệp
Nhiều hoạt động thâm canh nông nghiệp thường xuyên được trích dẫn như là nguyên nhân làm trầm trọng thêm những mối đe dọa này bởi vì sự mở rộng đáng kể trong sản xuất, tăng số lượng vật nuôi, số lượng và diện tích đất được khai phá kể từ những năm 1950.
Những lợi ích tích cực từ việc tăng sản xuất nông nghiệp thể hiện ở việc giảm số người suy dinh dưỡng trong năm 2015. Kể từ đó, số người suy dinh dưỡng kinh niên tiếp tục tăng, và các cuộc khủng hoảng về sức khỏe và kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm tăng đáng kể sự bất ổn về thực phẩm và dinh dưỡng và có nguy cơ đẩy lùi tiến độ hơn nữa.
Với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đang ảnh hưởng đến hơn hai tỷ người trên toàn thế giới, tình trạng suy dinh dưỡng hiện nay cũng là tình hình chung ở tất cả các quốc gia, bất kể xếp hạng kinh tế của họ thế nào.
Sự thiếu hụt kinh phí cho nghiên cứu và phát triển
Trước đại dịch Covid-19, công tác phòng và kiểm soát dịch bệnh ở động vật và thực vật đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Tình trạng thiếu kinh phí thường niên cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp đã góp phần vào sự lây lan của bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF), làm một số lượng lớn lợn chết và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của các hộ gia đình và nghĩa vụ xã hội ở Châu Phi và Châu Á trong nhiều năm. Sự lây lan không ngừng của loài sâu bọ mùa thu đang tàn phá các cây lương thực thiết yếu như ngô và ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi thức ăn của con người và vật nuôi.
Nhiều mối đe dọa
Thay vì cố gắng giải quyết từng vấn đề một, đã đến lúc tìm kiếm căn nguyên của vấn đề và các giải pháp đồng bộ để giải quyết nhiều mối đe dọa. Cần có các nhóm hợp tác liên ngành và đa ngành để bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng khỏi thiên tai và dịch bệnh xuyên biên giới và đảm bảo người dân được tiếp cận với thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và lành mạnh.
Bằng cách tập trung vào việc tăng cường các phương pháp thực hành bền vững trong nông nghiệp và cải thiện sức khỏe và phúc lợi chung cho con người, động vật và môi trường, phương pháp tiếp cận Một sức khỏe có thể mang tính chuyển đổi. Vì thực phẩm có nguồn gốc động vật đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng con người một cách hiệu quả, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, các bên liên quan cần phải tham gia và đóng góp vào buổi thảo luận về chuyển đổi các hệ thống lương thực thực phẩm đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến Trái đất.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải có tầm nhìn toàn diện và hệ thống về các bên liên quan của Một sức khỏe và hệ sinh thái, bao gồm cả hướng phát triển của dinh dưỡng và hệ vi sinh vật.
Trước thềm Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã cảnh báo ‘Chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền, và chúng ta phải liên kết chặt chẽ với nhau’ để giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Bằng cách áp dụng các thực hành nông nghiệp sinh thái, carbon thấp, ngành nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi, có thể là một phần của giải pháp bắt buộc. Các phương pháp thực hành chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sinh thái cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chu kỳ dinh dưỡng và giảm nguy cơ xuất hiện và lây truyền các bệnh truyền nhiễm.
Một sức khỏe cung cấp cho chúng tôi một cơ chế giúp giải quyết toàn diện vấn đề về sức khỏe con người, động vật và môi trường nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai và khôi phục một hành tinh khỏe mạnh. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ lắng nghe và thực hiện tốt như những lời của Giáo sư Rajib Dasgupta và các đồng nghiệp trong Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe. Họ kiến nghị chúng tôi xây dựng ‘Các mạng lưới cộng đồng Một sức khỏe và quảng bá học thuyết “Một sức khỏe”’.
Robyn Alders, AO, là Điều phối viên chương trình tọa đàm Lộ trình Một sức khỏe của Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe. Bà là chuyên gia an ninh y tế toàn cầu và thành viên Tư vấn cấp cao của Chương trình y tế toàn cầu, Chatham House, Vương quốc Anh. Bà đang là Giáo sư danh dự ở Trung tâm phát triển chính sách và Viện Nghiên cứu các Giải pháp về Khí hậu, Năng lượng và Thảm họa, Đại học Quốc gia Úc; và Chủ tịch của Quỹ Kyeema .